Lựa chọn trường Đại học phù hợp với năng lực của bản thân không phải là điều dễ dàng với các bạn học sinh lớp 12. Hãy tham khảo 4 bước dưới đây để bạn không phải hối tiếc.
Đã bao giờ, bạn ngồi vào bàn học và tự đặt ra cho mình những câu hỏi liên quan đến tương lai của bản thân? Mình sẽ thi vào trường gì? Mình sẽ làm nghề gì? Mình phải thực hiện điều đó như thế nào? Bốn bước “chuẩn” để chọn trường đại học “chuẩn” dưới đây sẽ phần nào giúp bạn xóa bớt những lo lắng ấy.
Bước 1: Đánh giá năng lực học tập thực sự
“Hiện tại bạn rất rỗng kiến thức và thực sự rất lo lắng không biết mình phải học như thế nào cho kì thi sắp tới”. “Bạn thấy bản thân còn rất mơ hồ về kiến thức”
Đây là tâm lý chung thường thấy của rất nhiều bạn học sinh lớp 12 trên toàn quốc. Trong hoàn cảnh này việc đầu tiên các bạn nên làm chính là đánh giá năng lực học tập thực sự của bản thân.
Đánh giá năng lực học tập giúp học sinh hiểu rõ mức độ kiến thức của mình hiện tại đồng thời giúp các em có thêm động lực để củng cố, nâng cao và xây dựng lại mục tiêu của bản thân.
Liệu, bạn đã biết mình đang ở đâu trên thang điểm 10 kiến thức?
Bước 2: Định hướng nghề nghiệp và chọn trường phù hợp
Theo số liệu điều tra của Sở Lao Động Thương Binh Xã hội Hà Nội chỉ khoảng 30% sinh viên, học sinh tốt nghiệp có ý định làm việc lâu dài theo ngành nghề ban đầu, trong khi 30% muốn tìm công việc khác phù hợp với khả năng và nguyên vọng, 40% chưa xác định được mục tiêu nghề nghiệp. Đáng chú ý là có đến 40% lao động trẻ chọn nghề không đúng với ngành mình được học. Nguyên nhân cơ bản chính là vấn đề chọn sai nghề: chọn nghề không đúng với sở thích cá nhân, chọn nghề theo mong muốn của gia đình hoặc theo xu thế xã hội. Nguy hiểm hơn là “ảo tưởng” về năng lực của bản thân khi sự chênh lệch giữa ước mơ sở thích và năng lực thật sự của mình quá lớn.
Vậy, làm thế nào để “khám phá bản thân” và chọn đúng trường, đúng nghề phù hợp?
Bước 3: Xây dựng lộ trình học
Sau khi khám phá được bản thân, biết mình muốn gì và năng lực học tập thực sự của mình đến đâu, đừng chân chừ mà hãy bắt tay vào hành động bằng cách xây dựng cho mình một lộ trình học.
Lộ trình học cần được xây dựng phù hợp với năng lực, nguyện vọng và mục tiêu điểm số. Bên cạnh đó, bạn phải thật sự kiểm soát được kế hoạch đã đề ra, tính toán lượng phần trăm hoàn thành công việc, đánh giá được những phần mình đã, đang và sẽ tiếp tục làm gì hoặc cần chuyển hướng như thế nào trong lộ trình ấy.
Còn bạn, bạn đã có một lộ trình học thật sự khoa học cho chính bản thân mình?
Bước 4: Kỳ thi Quốc gia 2015 – Bạn hiểu được bao nhiêu ?
Việc chưa hiểu rõ các thông tin về “Kỳ thi chung quốc gia 2015” gây không ít khó khăn cho các bạn học sinh khi xây dựng kế hoạch học tập và định hướng nghề nghiệp cho bản thân.
Chính vì thế, bạn cần nắm rõ:
Thứ nhất: Nhận biết bốn cấp độ đề thi bao gồm: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao được áp dụng ra sao?
Thứ 2: Những quy định mới của kỳ thi, cách thức đăng ký, các địa điểm thi, các cụm thi, phương án tuyển sinh từng trường như thế nào?
Thứ 3: Những thay đổi trong đề thi và cấu trúc đề thi hay cách tính điểm của mỗi trường?
Những vấn đề trên ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược học tập của bạn. Đừng ngại đặt câu hỏi và thảo luận với bạn bè, theo dõi những buổi chia sẻ về Kỳ thi và cũng đừng bỏ qua bất kỳ một thông báo nào của Bộ giáo dục.
Hãy cùng trả lời tất cả những câu hỏi trên trong Hội thảo “Kỳ thi Quốc gia 2015 – Bạn đã sẵn sàng thay đổi?” vào Chủ nhật tuần này (9/11/2014)
Thời gian: 09h00 – 12h00
Địa điểm: 99 An Trạch (Trịnh Hoài Đức kéo dài), Đống Đa, Hà Nội
Thông tin hội thảo: http://goo.gl/CsBuFi
Link đăng ký tham gia: http://goo.gl/AxTHTs
Đăng ký tham gia ngay lúc này để hiểu rõ mình, chọn đúng trường và không lo lắng về nghề nghiệp tương lai!
Kênh Hướng Nghiệp (Tổng hợp và chia sẻ)
Đăng nhận xét