1. Nghề công tác xã hội!
CTXH là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già ...). Sứ mạng của ngành CTXH là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội, sự bất công và sự bất bình đẳng. Tiến trình CTXH tập trung vào việc:
· Phát hiện những mối quan tâm của con người: ví dụ như việc làm, thu nhập, tâm lý-tình cảm, ...;
· Xác định các nhu cầu của con người: ví dụ nhu cầu về ăn, ở, mặc hoặc an toàn, vui chơi, giải trí...;
· Xác định các nguồn lực bên trong và bên ngoài của con người (Nguồn lực bên trong: sức khoẻ, mong muốn vượt qua hoàn cảnh khó khăn, trí tuệ, kỹ năng hoặc những tiềm năng khác. Nguồn lực bên ngoài: sự hỗ trợ của chính quyền, các tổ chức, đất đai...);
· Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch và mục tiêu để đáp ứng các nhu cầu đó.
Thực chất của nghề CTXH là cung cấp dịch vụ cho người dân, nhân viên xã hội là người phục vụ chứ không phải là người chủ. Đối tượng được chăm sóc, phục vụ đều là những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, là những người cần chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ, che chở… Chính vì vậy, ngoài kiến thức, nhân viên CTXH cần phải được đào tạo nhiều về kỹ năng mềm. Ví dụ, trường hợp một người có tổn thương tâm lý và có ý định tự tử, nhân viên xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân và mức độ tổn thương của người đó và giúp đỡ họ vượt qua khủng hoảng bằng cách tham vấn hoặc trị liệu tâm lý để người đó ổn định lại và không có hành vi làm tổn hại đến bản thân nữa.
Mặt khác, do đối tượng được chăm sóc, phục vụ là những đối tượng đặc biệt nên cũng rất cần các nhân viên làm CTXH có đạo đức nghề nghiệp. Ví dụ, đối tượng bị khủng hoảng tâm lý hoặc không có khả năng tự vệ, nếu như nhân viên chăm sóc không có đạo đức nghề nghiệp thì người được chăm sóc lại có thể bị xâm hại.
Một xã hội phát triển bền vững là một xã hội tạo được sự cân đối giữa phát triển kinh tế và vấn đề an sinh xã hội. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, đã đến lúc chúng ta đẩy mạnh phát triển CTXH như một nghề chuyên nghiệp. Và việc lựa chọn nghề CTXH chính là lựa chọn nghề của lòng nhân ái.
2. Đào tạo ngành công tác xã hội tại Việt Nam và cơ hội việc làm:
Nghề CTXH hiện là ngành mới đào tạo ở Việt Nam . Học ngành xã hội học ra trường có nhiều cơ hội việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc tại các cơ quan của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp từ Trung ương đến địa phương, hoặc các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội cho các loại đối tượng xã hội khác nhau thuộc các lĩnh vực như: y tế, giáo dục, pháp luật, phúc lợi xã hội… Bạn cũng có thể làm việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, kiểm huấn viên, nhà nghiên cứu, hay cán bộ hoạch định chính sách xã hội.
Từ năm 2004, Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung đào tạo ngành CTXH bậc đại học và bậc cao đẳng, nhưng phải tới năm 2010 khi Đề án 32 được ban hành, mới tạo cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển nghề CTXH. Nghề CTXH ở ta ngày càng được chuẩn hóa và đào tạo một cách bài bản. Bộ Nội vụ đã ban hành chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội. Đây được coi là bước khởi đầu mở ra một nghề mới đầy triển vọng trên thị trường lao động.
Địa chỉ đào tạo nghề chất lượng và có việc làm sau khi tốt nghiệp:
(Đào tạo miễn phí học phí)
Trường TC đa ngành Vạn Xuân (CS2)
Địa chỉ: Trung Tâm KTTH và hướng nghiệp- Thị Trấn Phúc Thọ - Hà Nội
Liên hệ: Ths. Vũ Văn Thoái - SĐT: 0903290698
Kênh Hướng Nghiệp (Tổng hợp và chia sẻ)
Đăng nhận xét