Việt Nam học là ngành khoa học nghiên cứu đất nước và con người Việt Nam từ những thành tố văn hóa, lịch sử, địa lí, phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn học... để làm rõ những nét riêng độc đáo, nghiên cứu toàn diện và đa dạng những lĩnh vực của một quốc gia trên góc nhìn văn hóa.
    Ngành Việt Nam học xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 2001 - 2002 dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam). Tính đến thời điểm 2007 - 2008 (8 năm kể từ khi ngành Việt Nam học được cho phép đào tạo), ngành Việt Nam học đã có mặt trên 76 trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc.
Ngành Việt Nam học tuy là một ngành mới nhưng đã có nhiều thành công đáng kể, đặc biệt quan trọng trong tiến trình Việt Nam đang xây dựng và hội nhập sâu rộng vào quốc tế.

Người học Việt Nam Học được trang bị những kiến thức về con người và đất nước Việt Nam:
  • Phong tục, tập quán của người Việt trên mọi miền của đất nước Việt Nam, trong đó có phong tục về cưới hỏi, ma chay, giỗ tết, lễ hội…
  • Văn hoá giao tiếp của người Việt:
    + Giao tiếp trong sinh hoạt gia đình;
    + Giao tiếp nơi công sở;
    + Giao tiếp trong trường học;
    + Giao tiếp trong kinh doanh;
    + Giao tiếp trong khi tiếp khách.
  • Văn hoá ẩm thực của người Việt: Các món ăn đặc trưng và cách nấu món ăn của mỗi vùng trên đất nước Việt Nam.
  • Văn hoá mặc truyền thống của người Việt trong từng thời kì lịch sử.
  • Kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học...
Cơ hội nghề nghiệp
- Cơ hội nghề nghiệp phổ biến nhất của ngành Việt Nam Học là các cơ hội công việc liên quan đến ngành du lịch: như hướng dẫn viên du lịch...
- Cơ hội làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong và ngoài nước Việt Nam.
- Và tham gia vào các vị trí công việc mang tính hàn lâm như nhà nghiên cứu Việt Nam, và giảng dạy - thuyết giảng về Việt Nam


Khó khăn và thách thức:
    Một thực trạng được thừa nhận là sinh viên ngành Việt Nam Học vất vả khi đi xin việc. Đó là bởi các em được trang bị hệ thống tri thức liên ngành có bề rộng nhưng thiếu chiều sâu. Mà đây lại chính là đặc thù của ngành này. Trong khi chúng ta đang sống trong một xã hội ngày càng chuyên môn hóa, đòi hỏi người lao động phải có sự chuyên sâu trong từng lĩnh vực cụ thể.
   Một sinh viên tốt nghiệp VNH phải là người có kiến thức tương đối toàn diện, đồng thời phải có kỹ năng hoạt động thực tiễn ở một đôi lĩnh vực nào đó. Do đó sinh viên phải luôn nỗ lực học tập, rèn luyện kỹ năng và khả năng nghề nghiệp.
    Tuy nhiên, sinh viên của ngành học "trẻ" này cũng có những ưu thế riêng, như PGS-TS Nguyễn Thị Bích Hà, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội khẳng định: Thế mạnh của sinh viên VNH là phông liên ngành xã hội nhân văn rất dày dặn, vì vậy hướng mở để lựa chọn việc làm cũng rộng rãi hơn một số chuyên ngành.

Nguyễn Dũng
Kênh Hướng Nghiệp (Tổng hợp và chia sẻ)

Đăng nhận xét

YOUR_PROFILE_DESCRIPTION

Được tạo bởi Blogger.